Tại sao chứng chỉ bảo mật ssl và https lại cần thiết cho website của bạn?

Vào tháng 7 năm 2018, Google thông báo họ sẽ đánh dấu những website không có chứng chỉ bảo mật SSL và HTTPS để đưa vào danh sách không an toàn. Những chứng chỉ này cho khách truy cập website biết thông tin cá nhân của họ có an toàn. Tính bảo mật khi họ truy cập vào các trang web trên internet có được đảm bảo hay không.

Khi cài đặt chứng chỉ SSL trên các trang web, URL của trang web sẽ hiển thị dưới dạng “HTTPS”. Khách truy cập có thể thấy một ổ khoá màu xanh lục trên thanh địa chỉ, nằm bên cạnh đường dẫn. HTTPS cho thấy rằng các trang web bảo vệ dữ liệu người dùng. Đảm bảo rằng người dùng được kết nối với một trang web xác thực. Nói tóm lại, các công cụ tìm kiếm muốn khách truy cập vào một website an toàn hơn. Do đó, HTTPS trở thành tiêu chuẩn an toàn cho tất cả các trang web trong tương lai.

chung-chi-bao-mat-website

Chứng chỉ bảo mật website SSL là gì?

SSL là viết tắt của Secure Rocket Layer. SSL là một giao thức bảo mật cho phép giao tiếp được mã hoá giữa máy chủ web và trình duyệt internet. Nó mã hoá tất cả các dữ liệu được truyền giữa máy chủ và người dùng bằng một khoá mã hoá trên máy chủ. Nó đảm bảo rằng thông tin được truyền tiếp giữa máy chủ web và trình duyệt chỉ hiển thị cho người dùng và trang web.

Khi ai đó truy cập đến trang web an toàn của bạn, trang web sẽ gửi chứng chỉ SSL đến trình duyệt của họ. Cùng với khoá cần thiết để bắt đầu phiên bảo mật. Điều này cho phép chuyển thông tin an toàn giữa trang web và trình duyệt của khách.

Các chứng chỉ SSL bao gồm thông tin sau:

  • Tên của người được cấp chứng chỉ
  • Số serial SSL và ngày hết hạn của chứng chỉ
  • Bản sao khoá công khai của chủ sở hữu chứng chỉ
  • Chữ ký số của cơ quan cấp chứng chỉ

Nếu website của bạn không có chứng chỉ bảo mật SSL, chắc chắn không thể có kết nối an toàn. Điều nay đồng nghĩa với việc thông tin được truyền đi không được kết nối an toàn với khoá mật mã. Ảnh hưởng lớn tới độ tin cậy của khách hàng truy cập vào website của một doanh nghiệp. Thậm chí có thể ngăn họ đặt hàng hay dùng dịch vụ của doanh nghiệp(nếu đó là website thương mại điện tử)

HTTPS là gì?

HTTPS là viết tắt của Hypertext Transfer Protocol Secure, phiên bản bảo mật của HTTP. Giao thức được sử dụng để giao tiếp giữa trang web của bạn và trình duyệt internet mà khách truy cập đang sử dụng. Nếu trang web của bạn an toàn, nó sẽ có hiển thị “https://”. Khi trang web của bạn được bảo mật bằng chứng chỉ SSL, HTTPS nó sẽ xuất hiện trên thanh địa chỉ của trang web đang truy cập.

Các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá thấp việc không có chứng chỉ SSL và HTTPS. Dẫn tới việc có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm là rất khó. Bạn có thể làm đúng các quy trình SEO. Nhưng nếu không có chứng chỉ bảo mật SSL và HTTPS, cơ hội được xếp hạng cao của bạn là cực kỳ nhỏ.

SLL và HTTPS là cần thiết cho Google

Chứng chỉ SSL là một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng kể từ năm 2014. Nhưng theo thời gian, Google hoạt động hướng tới một không gian internet an toàn hơn. Do đó tầm quan trọng của SSL càng tăng lên. Đó là một điều tốt cho doanh nghiệp của bạn. Nó sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho những doanh nghiệp sử dụng trang web không có chứng chỉ bảo mật.

Vào tháng 7 năm 2018, trình duyệt Chrome của Google bắt đầu hiển thị tính bảo mật của kết nối trên thanh địa chỉ. Nó thể hiện trên tất cả các thanh địa chỉ trang web. Dấu hiệu để phân biệt với các trang “http” không an toàn.

Ba lý do quan trọng của website có chứng chỉ bảo mật

chung-chi-bao-mat-ssl

Xác thực

Xác thực giúp xác minh quyền sở hữu trang web của bạn. Trên không gian internet, có nhiều kẻ xấu luôn mang tư tưởng cơ hội. Họ có thể tạo ra các bản sao của các trang web giống bạn. Từ đó chuyển lưu lượng truy cập để cố gắng ăn cắp nhiều thứ từ bạn.

Hầu hết mọi người đều biết rằng họ cần kiểm tra khoá màu xanh lá cây trên thanh địa chỉ trước khi nhập thông tin cá nhân vào trang web. Nhưng bạn có thể nâng cao một bước và xác minh SSL. Điều này đảm bảo khách truy cập biết thông tin của họ an toàn khi sử dụng trang web của bạn.

Tính toàn vẹn dữ liệu

Tính toàn vẹn của dữ liệu là việc dữ liệu trên trang web của bạn có an toàn. Dữ liệu đó có bị giả mạo khi đang được truyền đi hay không. Nếu trang web của bạn không an toàn, những tin tặc có thể giả mạo dữ liệu được chuyển tiếp từ máy chủ của bạn tới máy khách. Điều đó có nghĩa là biểu mẫu liên hệ của khách hàng tiềm năng trên trang đến tay của tin tặc, thay vì tới bạn.

Mã hoá

Mã hoá đề cập tới tính bảo mật của giao tiếp giữa máy chủ với máy khách. Nó đảm bảo dữ liệu truyền đi không ai có thể đọc được thông tin. Đây là điểm mấu chốt đối với các trang web thương mại điện tử và thương mại. Bởi vì những doanh nghiệp này thường xử lý thông tin cá nhân khách hàng. Việc mã hoá thông tin liên lạc là cực kỳ quan trọng. Nhưng việc mã hoá dữ liệu được gửi bằng biểu mẫu cũng quan trọng không kém.

Chi phí mua chứng chỉ bảo mật website SSL

Chí phí mua chứng chỉ SSL phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ hosting trên website của bạn. Cũng có thể phụ thuộc vào người mà họ mua rồi bán lại hoặc loại chứng chỉ. Có ba loại chứng chỉ SSL:

  • Tên miền đơn: Loại chứng chỉ SSL này chỉ được sử dụng trên một tên miền duy nhất
  • Đa tên miền: Đây còn gọi là chứng chỉ truyền thông đa năng(UCC). Chứng chỉ này bảo mật cho nhiều tên miền và nhiều tên máy chủ trong một tên miền. Bạn có thể đặt một tên miền chính và sau đó có thêm tối đa 99 tên thay thế chủ đề(SAN) trong một chứng chỉ. Đều này tốt cho doanh nghiệp có nhiều tên miền phụ. Và cũng tốt cho URL chứa các dịch vụ, dòng sản phẩm hoặc vị trí địa lý khác nhau.
  • Ký tự đại diện: Loại chứng chỉ này chỉ được dùng để bảo mật cho tất cả các tên miền phụ mà bạn có thể có cho một tên miền.

Khi chọn chứng chỉ bảo mật SSL, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các công ty lưu trữ website. Bạn có thể tham khảo từ các công ty bán chứng chỉ hoặc bộ phận CNTT. Để đảm bảo rằng bạn có sự lựa chọn phù hợp cho website doanh nghiệp của mình.

Quá trình chuyển từ HTTP sang HTTPS

Việc chuyển từ HTTP sang HTTPS có thể khá phức tạp. Có một số vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình chuyển. Dưới đây là một số bước trong quá trình chuyển đổi website từ HTTP sang HTTPS:

  • Sử dụng chứng chỉ SSL phù hợp cho trang web của bạn
  • Cài đặt chứng chỉ trên trang web của bạn
  • Cập nhật cấu hình trang web của bạn để trỏ tới HTTPS thay vì HTTP
  • Chuyển hướng tất cả các trang cho trang web HTTP của bạn đến vị trí của trang HTTPS
  • Xác minh lại quyền sở hữu trang web của bạn trong Google Search Console và cập nhật vị trí sơ đồ trang web
  • Cập nhật cấu hình thuộc tính web của bạn trong Google Analytics
  • Kiểm tra và xác nhận rằng chuyển đổi thành công

Bảo mật website của bạn bằng chứng chỉ SSL

Bảo mật website của bạn là điều bắt buộc nếu bạn muốn cạnh tranh trên không gian trực tuyến. Đây là một trong các cách tốt nhất để xây dựng lòng tin với khách hàng. Thực hiện chuyển đổi sớm việc này chỉ có lợi cho trang web và doanh nghiệp của bạn.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra giá trị của việc quảng cáo trực tuyến. Để cạnh tranh trực tuyến, chiến lược SEO của bạn cần nhiều hơn những yếu tố cơ bản. Chú ý đến SSL có thể cho phép trang web của bạn xếp hạng cao hơn. Nếu cần hỗ trợ về thông tin gì liên quan tới website, hãy đừng ngại liên lạc với EZNET nhé.

Tham khảo thêm: 

Tương phản màu sắc trong website

Các thành phần trên website

Xu hướng thiết kế website trong năm 2021

Tại sao tốc độ trang web lại quan trọng?

Lợi ích của website đối với doanh nghiệp

Lỗi thường gặp trong thiết kế website

Dịch vụ bảo trì website giá rẻ

Cập nhật trang web là gì

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ EZ NET

Địa chỉ: 55/5/2, TTH 29, Khu Phố 2A, P. Tân Thới Hiệp, Q.12, TP. HCM

VPKD: 103, Đường số 7, KDC CityLand Center Hills, P7, Quận Gò Vấp, TP. HCM

Điện thoại: (028)2210 0290

Email: cskh@eznet.com.vn – eznet.vietnam@gmail.com