Các thành phần của website bạn có biết?

Các trang web giống như bất kỳ một tài liệu bất kỳ nào khác. Các thành phần cơ bản của website là những bộ phận thiết yếu góp phần tạo nên tổng thể lớn hơn. Đối với các trang web, những thành phần cơ bản này bao gồm hình ảnh, video, tiêu đề, nội dung chính, điều hướng… Một số trang web cũng có những thành phần khác, nhưng chúng tôi xin giới thiệu các thành phần phổ biến nhất. Hãy cùng EZNET tìm hiểu về thành phần của một website nhé:

Header – Tiêu đề là một trong các thành phần của website

header

Đây là thành phần trên cùng của trang web có chứa biểu tượng. Tiêu đề là vùng đầu trang luôn cố định và hiển thị khi khách truy cập nhấp vào trang web của bạn. Trước đây, tiêu đề là nơi hiển thị biểu ngữ hoặc hình ảnh quảng bá sản phẩm hay thương hiểu. Nhưng các trang web ngày nay được sắp xếp hợp lý hơn và có xu hướng chứa biểu tượng và điều hướng trong tiêu đề.

Hầu hết các nhà thiết kế website sử dụng một số hình ảnh chứa chữ để tạo tiêu đề. Nó thường nổi bật hơn các văn bản xung quanh. Ngoài ra, SEO tốt yêu cầu sử dụng các thẻ tiêu đề để thể hiện trong HTML cũng như trực quan. Các tiêu đề được sử dụng tốt sẽ giúp chia nhỏ văn bản của trang web. Điều này giúp khách truy cập đọc và xử lý nội dung dễ dàng hơn.

Navigation – Thanh điều hướng

cac-thanh-phan-co-ban-cua-website-2

Đây là các liên kết ở đầu trang giúp bạn dễ tìm thấy những gì bạn cần. Các liên kết điều hướng thường nằm trong tiêu đề hoặc ngay bên dưới nó. Khi một trang web được xem trên thiết bị di động, thanh điều hướng thường được thiết kế dồn thành biểu tượng 3 đường xếp chồng lên nhau. Điều này là do không gian trên thiết bi di động bị hạn chế. Nhấp vào biểu tượng điều hướng trên thiết bị di động thường kích hoạt Menu chính và chuyển từ dọc thành ngang.

Trên các website phức tạp bao gồm nhiều trang web con khác nhau, đôi khi sẽ thấy Menu lớn thả xuống. Được kích hoạt bằng cách di chuột quanh một liên kết trong điều hướng chính. Sau đó, mega Menu thả xuống sẽ hiển thị cho bạn những liên kết được tổ chức thành các danh mục chính và phụ. Giống như sơ đồ một trang web.

Feature Image – Các thành phần hình ảnh nổi bật của website

cac-thanh-phan-co-ban-cua-website-4

Đây là hình ảnh lớn mà bạn nhìn thấy ở đầu trang web thu hút sự chú ý của khách truy cập. Ở đây thường thiết lập tông màu cho phần còn lại của trang. Hình ảnh nổi bật thường có chiều rộng hết trang. Nó có thể chứa tiêu đề hoặc lời kêu gọi hành động. Ngoài ra còn thể hiện rõ thêm chủ đề mà bạn đang đề cập tới.

Website Content – Nội dung trang web

content

Nội dung trang web là thông tin mà khách truy cập của bạn sử dụng. Nó là thành phần lớn nhất trong trang web. Nội dung trang web đề cập đến tất cả các yếu tố được sử dụng để truyền đạt thông điệp của bạn bao gồm văn bản, video, hình ảnh, âm thanh… Có một câu nói trong thiết kế web và SEO rằng “Nội dung là vua”. Bố cục của nội dung có thể giúp khách truy cập đọc hiệu quả hơn.

Việc xây dựng văn bản cùng tiêu đề giúp trang web dễ đọc. Trong khi đó các yếu tố như danh sách và liên kết cũng giúp văn bản dễ đọc hơn. Tất cả các thành phần phù hợp với nhau để tạo nên một nội dung trang web mà người đọc của bạn dễ hiểu và thích thú hơn.

Slider – Các thanh trượt là thành phần cơ bản của website

Thanh trượt được sử dụng để hiển thị hình ảnh… như trình chiếu hình ảnh được trượt từ trái sang phải. Các thanh trượt có thể xuất hiện bất kỳ đâu trên một trang web. Nhưng chúng thường được sử dụng trên các trang chủ để hiện thị các hình ảnh đặc biệt.

Các trang web được phát triển và tập trung nhiều hơn vào tốc độ tải trang cũng như tối ưu hoá trải nghiệm người dùng. Đặc biệt là trên thiết bị di động. Việc sử dụng thanh trượt đang giảm dần vì chúng có thể chiếm nhiều tài nguyên và làm chậm web.

Call To Action(CTA) – Lời kêu gọi hành động

Các cửa sổ bật lên, hộp chọn email… thậm chí là một liên kết văn bản đơn giản đều là lời kêu gọi hành động. Đây là một trong các thành phần của website không bắt buộc nhưng lại quan trọng. Nó như một yêu cầu cụ thể và trực tiếp yêu cầu khách truy cập làm điều bạn muốn. Một lời kêu gọi không nên quá khích hoặc đáng ghét mà nên đơn giản nhẹ nhàng. Nếu bạn muốn người đọc thực hiện hành động, cần phải nhẹ nhàng thúc đẩy họ theo dõi.

Chân trang – Footer

footer

Chân trang thể hiện chức năng như tiêu đề. Nó là một vùng trên trang web không thay đổi từ trang này sang trang khác. Chân trang nằm ở cuối trang web. Bạn có thể đặt bất cứ thứ gì ở chân trang. Nhưng chúng tôi thường để một số như thông tin liên hệ, chính sách bảo mật, điều khoản sử dụng, sơ đồ trang web, biểu tượng truyền thông xã hội hoặc liên kết đến các trang quan trọng.

Sidebar – Các thành phần bên phải và trái của website

cac-thanh-phan-co-ban-cua-website-3

Hai thanh này là cột dọc hẹp ngay bên cạnh nội dung trang web của bạn. Sidebar thường chứa quảng cáo, liên kết đến trang web khác, lời kêu gọi hành động hoặc thanh tìm kiếm. Hãy coi sidebar là thành phần phụ đối với trang web chính của bạn.

Trong những năm gần đây, xu hướng thiết kế website thường bỏ hoàn toàn hai thanh sidebar. Chỉ sử dụng duy nhất cột giữa để có chiều rộng đầy đủ để hiển thị nội dung. Đối với một số trang web việc loại bỏ này có ý nghĩa, nhưng đối với một số lại không. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào sở thích cá nhân hoặc bố cục web. Cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn hoặc có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.

Home page – Trang chủ

Đây còn gọi là trang đầu tiên hoặc trang chính. Nó là nơi bắt đầu hầu hết trên các website và là một trang các thành phần quan trọng nhất của . Một phương pháp thiết kế hay nhất là liên kết các trang web con về trang chủ của bạn. Giúp khách truy cập thoát hoặc quay lại nếu họ bị lạc trang website. Điều này cũng rất tốt trong việc làm SEO.

cac-thanh-phan-co-ban-cua-website

Thiết kế thẻ

Lấy cảm hứng từ các trang web như Pinterest, thiết kế thẻ giúp bạn tổ chức và sắp xếp nội dung một cách trực quan. Bằng cách phân chia dữ liệu của bạn thành dạng lưới. Thiết kế thẻ hấp dẫn trực quan, dễ đọc và thân thiện với thiết bị di động. Bạn có thể sử dụng thiết kế này khi muốn trưng bày hình ảnh, trang blog. Nó cũng sử dụng để thiết kế cho chức năng và lợi ích trên trang bán hàng. Tất cả những gì nhà thiết kế cần là một chút sáng tạo.

Landing Page – Trang đích

Khi bạn muốn quảng cáo trên Google hoặc Facebook, phải cung cấp trang đích cho khách truy cập. Các trang đích hơi khác một chút so với các trang khác trên website. Nếu các trang khác có thể gây xao nhãng sự chú ý bởi các thành phần như đầu trang hoặc chân trang. Trên trang đích hầu như được loại bỏ và chỉ tập trung vào sản phẩm quảng cáo.

Mục tiêu của trang đích là khiến khách hàng thực hiện hành động. Khách truy cập tải báo cáo, đăng ký danh sách email, mua hàng… và tối đa hoá chuyển đổi. Bạn muốn nội dung trên trang đích được tập trung nhất có thể.

Nếu bạn có góp ý gì về bài chia sẻ các thành phần cơ bản của website, có thể để lại bình luận bên dưới.

Tham khảo thêm: 

Xu hướng thiết kế website trong năm 2021

Tại sao tốc độ trang web lại quan trọng?

Lợi ích của website đối với doanh nghiệp

Lỗi thường gặp trong thiết kế website

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ EZ NET

Địa chỉ: 55/5/2, TTH 29, Khu Phố 2A, P. Tân Thới Hiệp, Q.12, TP. HCM

VPKD: 103, Đường số 7, KDC CityLand Center Hills, P7, Quận Gò Vấp, TP. HCM

Điện thoại: (028)2210 0290

Email: cskh@eznet.com.vn – eznet.vietnam@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *